An Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi lươn giống

Lần nuôi lươn đầu tiên thất bại, nhưng anh Phạm Văn Thuận (ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) không bỏ cuộc mà rút kinh nghiệm và quyết tâm gầy dựng lại. Anh Thuận tự tìm hiểu sách báo, tham quan, học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi về mô hình nuôi lươn giống nhân tạo để áp dụng cho mô hình của mình.

bể lươn
Nuôi lươn bằng vỉ tre và dây bẹ, nguồn nước trong nên rất dễ quan sát, theo dõi

Lấy thất bại làm động lực

Nói là làm, anh Thuận bắt đầu mô hình nuôi lươn giống nhân tạo từ một năm nay. Bằng những kinh nghiệm có được từ đợt nuôi đầu tiên, lần nuôi này, anh Thuận cho ép lươn giống nhân tạo và nuôi không bùn theo kiểu để vỉ tre và dây bẹ vào trong bồn. “Đi tham quan, học tập, chứng kiến những mô hình thực tế, điều đó càng giúp mình có thêm kinh nghiệm cho bản thân”, anh Thuận chia sẻ. Nuôi lươn giống thì khâu chọn lươn bố mẹ khá quan trọng. Nếu lươn giống bố mẹ tự lai tạo, nuôi lớn và cho sinh sản thì tỷ lệ đạt từ 60-70%, còn giống trôi nổi, không xác định xuất xứ thì lươn vẫn cho sinh sản nhưng tỷ lệ hao hụt rất cao, có thể chết hết cả ổ trứng.

Bồn nuôi lươn bố mẹ cần không gian rộng rãi, có ụ đất để cho lươn đẻ trứng, với bồn khoảng 15m2 thì thả khoảng 150 con lươn bố mẹ để cho sinh sản. Với lươn thương phẩm, diện tích không cần lớn, vì loại này có thể chịu được mật độ dày, chỉ cần 4m2 có thể thả khoảng 1.000 con. Lươn nuôi khoảng một năm hoặc khi lươn đạt trọng lượng từ 200gram trở lên có thể cho sinh sản. “Đối với loại này, có thể ép sinh sản bất kỳ thời điểm nào trong năm. Còn với lươn nuôi được 5, 6 tháng vẫn có thể ép trứng nhưng chỉ có thể cho đẻ theo mùa và lượng trứng không nhiều”, anh Thuận giải thích. Trong năm, lươn có thể sinh sản 3 lần.  Đặc điểm của lươn mẹ, khi mang trứng sẽ ăn rất ít hoặc không ăn, nên khi sinh xong cần giữ lại, cho ăn đầy đủ để 3 tháng sau lươn có thể sinh sản tiếp. “Thông thường, tôi sẽ cho lươn sinh sản một lần rồi xuất bán lươn thương phẩm. Như vậy, mình vừa có nguồn thu lươn giống, vừa có lợi từ lươn thương phẩm”, anh Thuận nói thêm. Khó nhất là giai đoạn ấp trứng, vì đòi hỏi kỹ thuật và phải theo dõi sát để tránh hao hụt. Thời gian đầu cho lươn ăn trùn chỉ là tốt nhất vì cung cấp đủ đạm, chất dinh dưỡng cho lươn phát triển. Khi lươn đạt đến khoảng 1.000 con/kg thì có thể cho lươn dặm thêm cá, ốc xay.

Thành công nhờ đổi mới

Thay vì nuôi lươn theo kiểu truyền thống, anh Thuận áp dụng hình thức  dùng vỉ tre và dây bẹ để trong bồn. “Nuôi theo kiểu mới sẽ giảm chi phí hơn rất nhiều, có thể giảm khoảng 50%, vì vỉ tre và dây bẹ khá rẻ, nếu sử dụng kỹ có thể dùng trong 2 năm. Ngoài ra, nhờ thay nước thường xuyên (2 lần/ngày), nên dễ quan sát lươn, có bệnh cũng phát hiện kịp thời”, anh Thuận chia sẻ. Môi trường nước sạch nên lươn thương phẩm khi bán ra thị trường không có mùi hôi, được ưa chuộng. Thông thường, lươn hao hụt do bể nước dơ, phát sinh bệnh về đường ruột, đây là bệnh thường gặp nhất khi nuôi lươn. “Nếu sử dụng nguồn nước sông, phải qua xử lý, lắng lọc trước khi bơm vào bồn; ốc, cá phải được nấu chín và xay trước khi cho lươn ăn”, anh Thuận cung cấp thêm. Thời tiết thay đổi rất dễ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lươn nên phải che chắn kỹ lưỡng. Hiện, anh Thuận đang nuôi khoảng 10 bồn lươn bố mẹ cho sinh sản, với diện tích khoảng 15m2/bồn. Còn lươn giống thì khoảng 30m2, nhưng chia làm nhiều bồn nhỏ, với nhiều loại lươn lớn nhỏ khác nhau.


Bằng hình thức nuôi mới, lươn phát triển nhanh, ít hao hụt

Cơ sở nuôi của anh Thuận thường xuyên có đơn đặt hàng từ Trung tâm Giống thủy sản An Giang, các đầu mối ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tây Nguyên…, mỗi lần khoảng vài chục ngàn con. Đó là chưa kể những người dân ở các huyện lân cận cũng đến mua. Mỗi lần bán, anh Thuận đều hướng dẫn kỹ kỹ thuật rất chu đáo để người nuôi tránh hao hụt và đạt tỷ lệ thành công cao.

Theo anh Thuận, tháng 2, 3 âm lịch là thời điểm lươn sinh sản mạnh và thuận lợi nhất để lai tạo lươn giống. Tùy thuộc vào kích cỡ 300 con/kg, 400 con/kg, 500 con/kg, 1.000 con/kg giá lươn giống dao động từ 3.000 - 6.000 đồng/con.

Báo An Giang, 11/11/2015
Đăng ngày 11/11/2015
Bài, ảnh: Ánh Nguyên
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Xem giá thủy sản ở đâu trên ứng dụng Farmext ?

Farmext tự hào là ứng dụng cung cấp giá thủy sản nhanh chóng và chính xác hàng đầu hiện nay, được tin dùng bởi đông đảo người nuôi trồng và kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Để bà con có thể dễ dàng xem giá thủy sản tại ứng dụng, chúng tôi xin được trình bày từng bước trong nội dung bài biết dưới đây.

Giá thủy sản
• 01:42 03/05/2024

Sò tai tượng: Kho báu nơi đại dương

Sò tai tượng được biết đến là động vật thân mềm có kích thước lớn nhất. Không chỉ có kích thước khủng, chúng còn mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế và thẩm mỹ.

Sò tai tượng
• 01:42 03/05/2024

Tăng cường an ninh lượng thực toàn cầu bằng chỉnh sửa gen

Chỉnh sửa bộ gen đối tượng thủy sản đã được các nhà khoa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm và công nghệ này là tiềm năng to lớn để nâng cao khả năng quản lý môi trường, năng suất và khả năng kháng bệnh của ngành.

Biến đổi gen
• 01:42 03/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 01:42 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 01:42 03/05/2024